Trong quá trình sản xuất nông nghiệp truyền thống hay phương pháp trồng rau thủy canh thì biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hoá học gần như là không thể nếu muốn đảm bảo rau sạch, an toàn đối với sức khoẻ con người.
Tuy nhiên, đã trồng thì sẽ bị sâu hay nhện phá hoại, mức độ hại nặng, nhẹ còn tuỳ vào tình hình thời tiết và thời vụ trồng, tuỳ vào loại cây, rau canh tác mà có các loại sâu , nhện đặc trưng. Do vậy, cần thiết phải có một số biện pháp mang tính sinh học, ít hoặc không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Chúng tôi xin gửi đến Quý khách một số biện pháp phòng trừ nhện đỏ, một loại thường hay gặp vào mùa nắng nóng.
Nhện đỏ thường sinh sống ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như: Tây Âu, Tuynidi, I-Ran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Ấn Độ, Sri Lanka, Newziland, Úc, Brasil, Argentina, Chi Lê, Pêru, Colombia, …
Con nhện đỏ rất nhỏ mắt thường không thấy rõ đuợc, muốn thấy chúng rõ phải dùng kính lúp. Chúng phát triển mạnh lúc trời nắng ráo, hay nói cách khác là mùa hè, thân hình yếu ớt, nhưng phát triển rất nhanh
Đặc điểm của nhện đỏ
Có rất nhiều giống nhện đỏ, đa số có thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, thành trùng đực có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm, toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình. Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy được hai đốm màu đậm bên trong, đó là nơi chứa thức ăn. Sau khi bắt cặp, thành trùng cái bắt đầu đẻ trứng từ 2 – 6 ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.
Trứng nhện rất nhỏ, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng và được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá (thường là được gắn chặt vào mặt dưới của lá, ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển), khoảng 4 – 5 ngày sau trứng nở.
Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng cái thay da 3 lần trong khi những ấu trùng sẽ nở ra thành trùng đực thay da chỉ có 2 lần. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5 – 10 ngày.
Nhện đỏ sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ (khi mật độ cao sống cả ở mặt dưới lá, cành lộc non, quả). Nhện đỏ chích hút nhựa cây tạo thành các vết châm nhỏ li ti màu trắng bạc hơi vàng. Lá bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc không ra lộc
Cách nhận diện và hậu quả do nhện đỏ gây ra
Thông thường, nhện đỏ thích núp duới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Bằng cách, lật mặt duới lá cây và coi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhỏ li ti đang bò giống như con nhện.
Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua, ta thấy có tơ của nhện bao xung quanh ngọn cây và có nhưng con li ti như đầu kim di động, đó là nhện đỏ.
Khi mà trên rau có nhiều tơ trên đọt là lúc này đã có rất nhiều nhện đỏ trên rau.
Nếu không có kính lúp, có thể lấy tay vuốt mạnh dưói mép lá thì ta thấy có nước màu vàng, đó là cây có thể đã có nhện đỏ cần khám xét lại thậ kỷ để chữa trị. Dùng một tờ giấy trắng để dưới sát cành cây lắc, rung mạnh rồi hứng đem ra chỗ có ánh sáng mà coi sẽ thấy.
Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột cùng với bụi và những tạp chất khác. Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng (nhện trưởng thành và nhện non) nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng. nhện đỏ dày đặc
Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.
Nhện đỏ gây hại làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại có thể bị thui, rụng. Nhện còn có thể tuyền bệnh virus cho cây.
Các cách phòng trừ nhện đỏ gây hại cho cây, rau
Tưới phun sương thường xuyên
Tưới thường xuyên để cây có dư nhựa cung cấp phần nào nhựa bị mất do nhện đỏ hút, cây không bị kiệt lực mà chết. Nhện hay xuất hiện ở mặt dưới của lá khi khí hậu khô nóng để chích hút dinh dưỡng của cây, việc tưới rau thường xuyên sẽ giúp rửa trôi bớt đối tượng gây hại và nước sẽ làm bết dính các nhân của nhện vào mặt lá làm chúng không di chuyển để lấy dinh dưỡng được.
Đặc biệt, phun nước lên lá vào mùa nắng nóng có thể làm giảm mật độ nhện, do chúng thích sống ở môi trường khô ráo, khi phun nước rửa lá cây, môi trường sống của đám nhện bị thay đổi. Trong điều kiện ẩm ướt, chúng sẽ tự bị đảo thải và không còn “cơ hội” gây hại trên cây trồng . Trước khi cây ra hoa, phun nước rửa lá cây thật kĩ. Cách làm này của không chỉ giúp cây quang hợp tốt hơn mà còn trừ nhện đỏ, tạo điều kiện cho thiên địch phát
Phun nước trên lá thường xuyên, nhện bị ướt và vướng víu không di chuyển được và làm chậm sự phát triển của nhện.
Nếu cây ăn quả bị nhện đỏ, dùng vòi phun nước áp lực mạnh để phun rửa cây. Mục đích là để rửa nhện đi, áp lực mạnh sẽ khiến nhện văng ra khỏi lá. Nên áp dụng biện pháp này vào buổi sáng, khi thời tiết còn mát mẻ.
Dùng bột
Lấy bột mì, bột gạo, bột sắn, bột.. pha theo tỷ lệ 1 muỗng cafe cho hai lít nước khuấy tan , bột sẽ làm bết dính chân nhện và bít lỗ thở sau khi khô, đây cũng là một giải pháp an toàn để phòng ngừa nhện đỏ . Sau khi phun một ngày phải phun nước sạch rửa lá, bởi bột cũng bịt luôn các lỗ khí của lá khiến cây không thở được. Nếu thấy còn nhện đỏ thì lại phun lại nhiều lần nữa.
Sử dụng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà khiphun xịt cho cây sẽ tác động đến mắt, da của nhện đỏ gây hại cây trồng và tiêu diệt chúng. Đây là biện pháp để phòng ngừa là chủ yếu nên có thể phun lúc cây còn nhỏ, nhện đỏ chưa xuất hiện hoặc để trị khi mật độ còn thấp.
Dùng dầu ăn và nước rửa chén
Pha một muỗng dầu ăn với một muỗng nước rửa chén trong hai đến ba lít nước rồi phun lên cây rau bị nhện đỏ. Để dung dịch trên cây từ 10 đến 15 phút sau đó sử dụng nước sạch phun rửa dung dịch tự chế trên, dầu sẽ làm cho nhện bị dính lại và cộng với nước rửa chén làm nhện chết. Biện pháp này được áp dụng tại các hộ gia đình, diện tích trồng tương đối ít.
Sử dụng dầu khoáng
Dầu khoáng dễ bị phân huỷ bởi ánh nắng hoặc vi sinh vật phân huỷ nên không tồn dư trên nông sản, không độc hại đối với con người, góp phần to lớn trong việc bảo vệ môi trường.
Dầu khoáng sẽ diệt nhện đỏ bằng cách bịt các lỗ thở, làm nhện ngạt thở mà chết, Nó có tác dụng rõ rệt đối với các loài nhện: nhện đỏ, nhện vàng, nhện trắng. Khi phun dầu khoáng lên cây, nó sẽ làm mất tính hấp dẫn đối với nhện hại cây. Do đó, nhện sẽ không đẻ trứng ở cây bị phun thuốc nữa, hết hoặc giảm hẳn số nhện hại trên cây. Nên phun vào lúc trời mát, với đủ lượng nước và ướt đều hết mặt lá, thân cây để đạt hiệu quả cao nhất.
Dầu khoáng SK Enspray 99EC cách ly chỉ cần 2 ngày là đã đảm bảo độ an toàn. Loại dầu này gần như không có mùi, có tác dụng rất tốt đối với các loài nhện và rệp sáp
Không phun dầu khoáng SK Enspray 99EC khi trời nắng nóng (nhiệt độ trên 35 độ C), nên phun vào các buổi sáng lúc trời còn mát. Không phun khi cây đang bị khô hạn hoặc bị úng ngập.
Hạn chế phun giai đoạn cây trổ hoa, không sử dụng cho những loại cây mẫn cảm với sản phẩm như đu đủ.
– Phải phun đủ lượng nước theo khuyến cáo để thuốc có thể phủ ướt toàn bộ những bộ phận cần phun của cây trồng. Có thể phun nhiều lần cách nhau 1- 2 tuần/lần
Kẻ thù tự nhiên của nhện đỏ (hay còn gọi là thiên địch)
- Phổ biến là Bọ rùa Stethorus và bọ cánh cộc Oligota, thường xuất hiện khi mật độ nhện hại cao.
- Bọ trĩ Scolothrips sexmaculatus P
- Các loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae, phổ biến thuộc giống Amblyseius (cho tới nay đã phát hiện được khoảng 6 loài).
- Nấm thuộc giống Entomopthora (xuất hiện ở vùng nóng ẩm).
Các loài thiên địch này thường khống chế nhện đỏ dưới ngưỡng gây hại nên không cần sử dụng thuốc hóa học để trừ nhện đỏ
Ngoài các biện pháp trên khách hàng cần phải vệ sinh giàn trồng rau thường xuyên để giàn rau được khô ráo, sạch sẽ. Châm dinh dưỡng cân đối, hợp lý, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu. Cắt tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng