Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh không chỉ có tác dụng làm đẹp cho không gian nhà bạn mà còn có nhiều lợi ích với sức khỏe, lại dễ trồng và chăm sóc.
Trong số các cây cảnh nên trồng trong nhà, cây lưỡi hổ luôn được ưu tiên hàng đầu vì có nhiều lợi ích về phong thủy, sức khỏe và khiến gia chủ không mất công chăm sóc.
Cách nhân giống lưỡi hổ
Chuẩn bị đất
Bạn có thể trồng lưỡi hổ trong đất hoặc trong chậu tùy vào mục đích muốn sử dụng, nếu muốn trồng cây trong chậu, lưu ý nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với cây con. Đất trước khi trồng nên tiến hành trộn đất với xơ dưa, mùn trấu, vỏ thông, rơm mục, và phân chuồng ủ mục, sau đó đem ủ trong khoảng 1 – 2 tuần.
Hiện nay, lưỡi hổ có 2 cách cơ bản để nhân giống đó là: tách bụi và giâm cành
Tách bụi
Đây là phương pháp thực hiện khá đơn giản, nhưng hiệu quả mang lại rất cao, cây sinh trưởng nhanh, chất lượng cây con tốt. Đầu tiên chọn cây mẹ đang phát triển tốt, tách lấy 1 phần gốc có cây con đang mọc, lưu ý nên đợi cây con lớn có khoảng 2 lá xanh thì có thể tiến hành tách.
Nên thực hiện phương pháp này vào mùa hè, khi nhiệt độ bắt đầu tăng, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn
Giâm cành
Lựa chọn cây mẹ đang sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, lựa những lá non to khỏe, có màu sắc đẹp, cắt sát gốc.
Cắt đoạn lá đã cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5cm, để các khúc giống trong mát khoảng 4 – 5 giờ, cho khô bớt nước.
Giâm ½ chiều dài các đoạn ươm xuống đất đã chuẩn bị từ trước, đặt cây ở những có nắng nhẹ.
Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách
Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt, tồn tại được trong những môi trường không thuận lợi, vậy nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đối dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Nhưng để cây luôn ở tình trạng tốt nhất, người trồng nên xác định sẽ cần đảm bảo các yếu tố căn bản để cây sinh trưởng khỏe mạnh
Nước tưới
Lưỡi hổ có thể chịu được khô hạn tốt, nhưng chịu ngập úng cực kỳ kém vì vậy tốt nên không nên tưới quá nhiều nước cho cây, tưới quá nhiều nước sẽ làm cây bị ngập úng, hư rễ, dần dần cây sẽ chết do dư nước. Thông thường cứ 1 tuần chỉ nên tưới 1 lần cho cây, khi tưới cũng chỉ nên tưới vừa đủ trên bề mặt đất.
Khi tưới chiên nên tưới phần đất xung quanh gốc, tránh tưới thẳng trực tiếp lên lá hoặc thân của lưỡi hổ.
Phân bón
Cứ 2 tháng 1 lần bạn tiến hành bón cho cây hàm lượng phân hữu cơ thích hợp, khi bón chỉ nên bón xung quanh về mặt gốc.
Nhiệt độ
Lưỡi hổ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 16 – 28 độc C, nếu ở môi trường phòng lạnh, thì cách 2 ngày bạn nên đem cây đi sưởi nắng 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Tưới quá nhiều nước hay để ngoài trời lạnh thường là nguyên nhân chính của các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ, các loại côn trùng, sâu, nhện sẽ nhân cơ hội này để tấn công cây, hút nhựa làm xuất hiện các đốm trên lá. Để khắc phục tình trạng này, có thể rửa sạch bằng cồn, lau sạch các bề mặt lá và tăng độ ẩm xung quanh cây.
Ngoài ra, cây còn mang lại các giá trị phong thuỷ nếu được trồng và đặt đúng hướng. Tuy nhiên trên hết, chọn và mua cây lưỡi hổ, cùng với việc chăm sóc đúng đắn mới là điều cốt lõi mà người trồng cần chú ý.