Nhắc đến cây trầu bà hầu hết mọi người trong chúng ta đều thấy quen thuộc. Bởi đây là loại cây thường được dùng để trang trí nhà ở hoặc văn phòng, giúp văn phòng xanh và trong lành hơn. Cây trầu bà được biết đến là một loại cây có nhiều tác dụng tích cực trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc cây trầu bà có độc không? Có thể gây nguy hiểm hay không? Để hiểu rõ hơn về loại cây này hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
Cây trầu bà là gì?
Tên khoa học của cây trầu bà là: Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae), còn gọi là Sắn dây Hoàng kim, Ma quỷ đằng, Thạch Cam Tử… Đây là loại cây thân thảo, quanh năm xanh tốt, sống lâu năm. Cây trầu bà hiện nay đã được nhân giống thành nhiều chủng loại, màu sắc và kiểu dáng khác nhau.
Người ta gọi là cây trầu bà vì nó có hình dáng giống cây trầu với lá hình tim, hoa hình mo. Loại cây này mọc dạng dây leo nên người ta hay trồng trong các giỏ treo. Qua đó giúp cho ngôi nhà cũng như văn phòng trở nên tinh tế và thoáng đãng hơn.
Công dụng của trầu bà là gì?
Công dụng của trầu bà rất nhiều và rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Vậy hãy cùng tìm hiểu cụ thể tác dụng của trầu không dưới đây nhé.
Trang trí không gian
Với vẻ đẹp sang trọng và uy quyền, cây trầu bà toát lên khí chất vương giả, tươi tắn, nhờ vậy mà cây trầu bà được nhiều người lựa chọn làm cây để bàn, trang trí trong phòng. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo, tạo nên sự hấp dẫn, hài hòa, xanh mát cho không gian.
Theo chia sẻ của các nhà khoa học nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng cứ 10m2 diện tích phòng nên đặt 1 đến 2 loại cây giúp môi trường xung quanh trong lành, thanh lọc không khí. Trong số những loại cây được khuyên dùng, trầu bà được các chuyên gia tin dùng nhất.
Người ta thường sử dụng trầu bà trong việc trang trí văn phòng, nhà ở để góp phần thể hiện ý chí vươn tới đỉnh cao. Qua đó giúp tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tiến bộ và vươn xa hơn nữa.
Hút khí độc
Tác dụng lớn nhất của trầu bà là khả năng hút khí độc. Đây là loại cây được phong danh hiệu quán quân hấp thụ khí độc trong số các cây nội thất. Nó có khả năng hút khí độc thải ra từ khói thuốc lá, bức xạ từ các thiết bị di động…
Ngoài tác dụng hút khí độc vượt trội, trầu bà còn là vị thuốc quý được ông bà ta tin dùng trong việc chữa bệnh thận. Vị thuốc này được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền bởi tác dụng tuyệt vời mà cây mang lại.
Về mặt phong thủy
Một điểm ấn tượng không thể bỏ qua khi nói đến cây trầu bà đó là nó mang đến cho gia chủ nhiều tài lộc, giúp họ tránh được nhiều điều xui xẻo trong cuộc sống. Đây cũng là lý do mà cây trầu bà được coi là cây tiền tài. Trầu bà chứa đựng vẻ đẹp tinh tế mà không kém phần sang trọng nên được rất nhiều nhà quản lý, lãnh đạo yêu thích và lựa chọn.
Bên cạnh đó, trầu cau giúp gia chủ tránh xa những điều xui xẻo, thị phi trong cuộc sống hàng ngày.
Cây trầu bà có độc không?
Mặc dù trầu bà có khả năng hấp thụ khí độc vượt trội nhưng khi ăn phải lá và thân cây trầu bà cũng có thể gây nguy hiểm.
Lá và thân của cây trầu bà có chứa canxi oxalate. Đây là chất gây tiêu chảy, nôn mửa, gây bỏng nhẹ niêm mạc nếu ăn phải. Do đó, bạn tuyệt đối không được ăn lá và thân cây trầu bà vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi trồng cây trầu bà trong sân nhà và có trẻ nhỏ, hãy nhắc nhở và để xa tầm tay của các bé, để tránh gây ra những tổn thương đáng tiếc.
Như vậy, cây trầu bà có thể gây nguy hiểm nếu chúng ta lỡ ăn phải lá và thân của cây. Tuy nhiên, so với những tác dụng hữu ích của trầu bà thì đây vẫn là loại cây xanh rất tốt và lý tưởng để trồng trong nhà.
Chăm sóc đúng cách để trầu bà phát huy tối đa tác dụng
Nhớ tưới nước và bón phân cho cây thường xuyên để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Hãy áp dụng các bước chăm sóc chi tiết để trầu bà phát huy hết tác dụng.
- Trầu bà là loại cây ưa bóng râm nên bạn nên đặt chúng ở những vị trí râm mát, có ánh nắng tự nhiên hoặc nơi có mái che. Vì nếu không cây sẽ dễ bị cháy lá dẫn đến chết cây.
- Bạn không nên đặt giỏ cây trầu bà gần cửa kính. Đưa chúng ra ngoài nắng mỗi tuần một lần vào sáng sớm. Nhiệt độ tốt nhất để cây phát triển là trong khoảng 15 độ C đến 30 độ C.
- Trong quá trình trồng trầu bà không cần sử dụng nhiều phân bón nên thỉnh thoảng bạn chỉ cần hòa tan một ít phân bón lá để tưới cho cây.
- Bạn có thể sử dụng một lượng nhỏ thuốc trừ sâu để phòng cũng như trừ bệnh cho trầu. Ngoài ra, bạn cũng phải thường xuyên nhặt lá vàng úa và thay nước cho cây để giúp cây khỏe mạnh và phát triển tươi tốt hơn.
Trên đây là bài viết đã giải đáp thắc mắc “cây trầu bà có độc không?” Cũng như chia sẻ những công dụng tuyệt vời mà cây trầu bà mang lại rồi phải không. Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể lựa chọn cho mình một chậu cây rầu bà phù hợp với không gian, sở thích của mình, và biết cách chăm sóc cây tốt nhất.
Để tìm hiểu thêm về cây trầu bà cũng như cách chăm sóc cây chi tiết nhất, mời truy cập Website https://caytrauba.com/