Súng là thực vật khỏe mạnh, nếu được chăm sóc tốt và phù hợp thì thường sẽ kháng bệnh, đối với bệnh mà xảy ra với cây súng là không nhiều.
Các bệnh thường gặp của hoa Súng
Bệnh lá đốm
xảy ra từ nấm họ Cercospora mà thường phá hoại lá già của súng trong khoản thời gian mà khí hậu có đọ ẩm cao trong mùa mưa. Khi thấy việc dịch bệnh nên nhanh chóng phá bỏ những lá đó đi bằng cách bị bệnh từ gốc lá đến bỏ vào bao cột chặt miệng rồi đem đi hủy. Nhưng nếu dịch bệnh nặng thì có thể phun chất phòng chống hạn chế nấm như
Bệnh thối rễ
Thường xảy ra từ đất trồng có vấn đề như đất cũ đến nỗi biến thành bùn hết làm cho rễ thối làm cho gián đoạn việc sinh trưởng và dẫn đến chết cây. Cách sử lý là bỏ phần mà có rễ thối đó ra và trồng trong đất mới.
Những kẻ thù tự nhiên của hoa Súng
Cỏ dại
như bèo, bèo cám, rêu nước nó không phải là kẻ thù trực tiếp của súng nhưng nó dành chất dinh dưỡng và mặt nước với súng làm cho súng hấp thụ ánh nắng mặt trời và chất dinh dưỡng không đủ.
Cách giải quyết: đem đi vứt và thay đổi nước thường xuyên, nếu là rêu tóc hoặc sợi nên vớt vứt và bỏ kali permanganate hòa tan vào và để đó 3 đến 4 ngày rồi đổ hết nước ra, thêm nước mới hoặc cũng có thể sử dụng thuốc hạn chế rêu mà có bán ngoài thị trường.
ốc
trong chậu hoặc ô trồng thường có ốc kích thước nhỏ như ốc bưu (หอยคัน ) nhưng trong đồng ruộng hoặc hồ đất thì sẽ gặp ốc hút(หอยขม), ốc bưu đen( หอยโข่ง) và ốc bưu vàng ốc(หอยเชอรี). Những con ốc trên đây nên hạn chế một cách nhanh nhất kịp thời khi mà thấy chúng.
Cách giải quyết: Nếu gặp ít thì sử dụng tay bắt ốc ra. Nhưng nếu bùng nổ nhiều thì nên cho chất hóa học hạn chế ốc, nhiều người phổ biến dùng lá chè có chất Saponin rãi xuống trong ao súng. Nhưng sẽ làm cho động vật khác chết cùng luôn. Cách tốt nhất nên tìm cách phòng chống bắt đầu từ khi mới trồng. khi mua cây súng về cần kiểm tra xem ốc và trứng ốc trên thân cây. Nếu gặp thì nên loại ra cho hết và tách ra trồng một khoản thời gian trước khi trồng chung với những cây
Côn trùng
Côn trùng mà hay gặp nhiều bao gồm:
- Sâu : phần lớn là sâu bướm đến đẻ trứng trên lá. Gặp nhiều và ảnh hưởng đối với cây súng là sâu cuốn lá ( leaf roller) được sinh ra từ trứng của con bướm và ban đêm , kích cỡ nhỏ. Khi nó trở thành con sâu nó sẽ ăn lá cây theo từng vùng rồi cuốn lá được cắt đến cuốn quanh thân để ẩn núp thân mình vào bên trong lá. Sâu đục lá ( leaf miner) sinh ra từ trứng của một loại bướm, con sâu có kích cỡ nhỏ xíu đủ để đục chui vào ở bên trong lá súng tạo ra những đường màu trắng vòng lui vòng tới. Và nhiều loại sâu bướm khác mà cắn phá là ăn lá trên mặt nước.
Cách giải quyết: Nếu bùng nổ không nhiều nên sử dụng tay bắt hoặc sử dụng kìm kẹp bắt ra. Nhưng nếu bùng nổ nhiều thì cần thiết sử dụng chất hóa học phòng chống côn trùng phun vào buổi sáng. Như Carbaryl, Carbosulfan, Monocrotofos.
- Rệp: gặp thường xuyên là rệp mềm Aphids ( เพลี้ยอ่อน) và rệp bọ trĩ (เพลี้ยไฟ).
Rệp mềm có đặc điểm là điểm nhỏ nhỏ màu nâu đỏ, thường bu theo gốc hoa, cành lá, đọt non hoặc mặt dưới lá mà ở trên mặt nước và hút chất dinh dưỡng làm cho đọt xoắn và khô héo. Về phần rệp bọ trĩ là côn trùng kích cỡ rất nhỏ, giống như hạt bụi, cơ thể màu đỏ, thường phá hoại lá non làm cho lá không uốn cong được và khô đen.
Cách giải quyết: Đối với rệp mềm nếu bùng nổ không nhiều thì nên phun nước sạch thường xuyên cho đến khi hết. Về phần rệp bọ trĩ nên cắt bỏ những lá có biểu hiện bệnh và đồng thời phun chất phòng chống loại bỏ loại hấp thụ như: Starkle G tên phổ biến là Dinotefuran
Nòng nọc
thường cắn phá ăn lá non phía dưới nước đến mức chỉ còn cành, khi cây súng không có khả năng quang hợp được cũng sẽ yếu xuống và cuối cùng cũng chết.
Cách giải quyết: luôn quan sát rằng có nhái đến đẻ trứng trên mặt nước hay không. Đặc điểm của trứng nhái là bọt bong bóng màu trắng xám xung quanh nhớt dẻo ở khu vực miệng ao hoặc chậu. khi gặp được thì nên nhanh chóng loại bỏ từ trứng chưa nở con.