Trồng hoa hồng rễ trần dần trở thành lựa chọn của nhiều người hâm mộ hoa hồng. Bởi chi phí đầu tư cho cây hồng rễ trần rẻ hơn những kỹ thuật trồng khác. Bạn đang mơ ước sở hữu cho riêng mình một vườn hồng thật xinh xắn với chi phí thấp? Hãy để chúng tôi giúp bạn thực hiện ước mơ. Tại bài viết này ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hoa hồng rễ trần là gì. Cách trồng cũng như chăm sóc hoa hồng rễ trần sao cho hiệu quả nhất.
Phân loại các dạng hoa hồng rễ trần
Hoa hồng rễ trần hiểu theo nghĩa đơn giản là giống hoa có bộ rễ hoàn chỉnh. Nhưng bộ rễ sẽ không được bao bọc bởi bầu đất xung quanh. Hồng rễ trần có giá tương đối rẻ so với các giống hồng khác. Hiện nay trên thị trường hồng rễ trần được bán công khai với mức giá chỉ từ 10 – 15.000 một cành. Ta có thể phân loại chúng thành ba dạng chính là rễ trần gốc dại, giâm cành và gốc ghép.
Rễ trần gốc đại
Rễ trần gốc đại có đặc điểm là bộ rễ tương đối khỏe mạnh, có gốc to như tên (gốc đại). Hồng loại này khi mua bạn sẽ nhận được một gốc hồng không có lá, cành bị cắt ngắn. Ưu điểm của hoa hồng gốc đại là cây khỏe hơn so với hai loại rễ trần còn lại.
Cây may đâm chồi mới, chồi to và mau ra hoa nếu được chăm sóc và sinh trưởng trong điều kiện tốt. Về cơ bản thì đây là loại hồng rễ trần có tỷ lệ sống sót cao nhất. Tuy nhiên còn kèm theo một số yếu tố khác như kỹ thuật trồng và cách chăm sóc.
Rễ trần giâm cành
Đặc điểm của rễ trần giâm cành là đa dạng về giống hoa với giá thành tương đối thấp. Giống cây này có đặc điểm là bộ rễ non. Khả năng rễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hay khi trồng rất cao.
Ngoài ra tỷ lệ sống sót khi trồng hoa từ rễ trần giâm cành cũng rất thấp. Nếu cây sống cũng phát triển rất chậm so với rễ gốc đại. Ưu điểm của loại giống này là giữ nguyên được hệ gen, màu hoa không bị đột biến.
Rễ trần gốc ghép
Thực chất rễ trần gốc ghép là lấy mắt ghép của các giống hồng có giá trị. Sau đó ghép vào gốc hoa hồng dại (gốc tầm xuân). Hồng trồng từ rễ gốc ghép của khả năng sống sót rất cao. Cây thích nghi tốt với khí hậu thổ nhưỡng Việt Nam.
Ngoài ra cây có khả năng chống sâu bệnh tốt, giữ nguyên bộ gen của hoa giống. Trong quá trình phát triển mầm của tầm xuân sẽ mọc lên từ gốc do gốc cây ghép là tầm xuân. Ta cần chú ý cắt tỉa các chồi tầm xuân mọc lên để cây tập trung dinh dưỡng cho chồi hoa hồng.
Cách trồng hoa hồng rễ trần
Hoa hồng rễ trần thường có tỷ lệ sống sót thấp hơn so với các giống khác. Nhưng bù lại chi phí trồng hoa lại rất rẻ, thao tác cũng rất dễ dàng. Nhiều người cũng đã thành công trồng hồng rễ trần thành một cây hồng khỏe mạnh. Dù là hồng rễ trần gốc đại, giâm cành hay gốc ghép đều sẽ có chung một kỹ thuật trồng. chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từ a – z cách trồng hoa hồng rễ trần. Bạn lưu ý thực hiện đúng theo hướng dẫn để trồng cây thành công nha!
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Những nguyên vật liệu để trồng hoa hồng rễ trần tương đối đơn giản và không tốn kém. Bạn cần chuẩn bị đủ những dụng cụ và nguyên liệu sau để tiến hành trồng cây:
-
Gốc hoa hồng rễ trần
-
Xẻng làm vườn
-
Chĩa xới đất
-
Chậu nhựa hoặc sứ
-
Đất trồng
Bước 2: Giữ ẩm cho rễ
Rễ cây sau khi mua về thường rất khô và thiếu nước. Trước khi tiến hành trồng nên cho rễ trần vào thau nước sạch. Lưu ý không sử dụng nước nóng nếu không rễ sẽ chết vì nhiệt quá cao. Ngâm trong 30 phút để rễ cây hấp thụ nước và phục hồi sức sống cho cây phát triển.
Bước 3: Cách trộn đất
Đối với trồng hoa hồng rễ trần đất phải có độ tơi xốp và thoáng khí cao. Ngoài ra còn phải thoát nước tốt và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Giá thể có thể bao gồm: đất sạch, tro trấu, xỉ than, phân trùn quế, viên đất nung,… Các thành phần trên nên được phối hợp với tỷ lệ phù hợp.
Rễ trần cần có nhiều dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên không nên dùng phân vô cơ hay phân bò, gà tươi chưa ủ vì sẽ khiến cây dễ nhiễm độc. Phân trùn quế sẽ là phân hữu cơ lý tưởng giúp cây phát triển rễ, thân, lá một cách tốt nhất.
Có thể trộn đất theo tỷ lệ đất thịt + 20 – 30% xơ dừa hoặc 40% xỉ than. Có thể trộn thêm 10% phân nhưng phải là loại phân đã qua xử lý và ủ từ 7 – 14 ngày. Phân không được xử lí kĩ, không ủ chống nấm sẽ rất dễ gây nấm cho cây rễ trần.
Đất trồng hoa hồng rễ trần tốt nhất nên là đất thịt trộn với xơ dừa hay xỉ than. Có thể trộn thuốc chống nấm (Ridomil/Antracol/Trichoderma) vào đất và ủ kín ít nhất 15 ngày trước khi sử dụng. Không nên sử dụng phân bón đóng bao sẵn vì đây là loại đất đã được trộn sẵn phân. Loại đất này chỉ thích hợp trồng khi cây mầm đã già cần sang chậu. Không phù hợp cho cây rễ trần.
Bước 4: Kiểm tra và cắt bỏ những cành không đạt yêu cầu
Khi nhận được cây giống rễ trần, bạn cần kiểm tra xem tình trạng hiện tại của cây. Cắt bỏ ngay những cành úa, héo, khô hoặc có dấu hiệu héo, chỉ giữ lại những cành tươi.
Trước khi trồng, nên ngâm sơ cây với dung dịch nấm Trichoderma để đề phòng các loại nấm bệnh tấn công đến cây.
Bước 5: Trồng cây vào đất
Dùng xẻng đào một cái hố chiều rộng 40cm chiều cao 60cm. Hố trồng cần phải đủ lớn cho bộ rễ của hoa hồng. Lót một viên đất nung dày khoảng 1 – 2 mm hoặc một lớp trấu ở đáy chậu để thoát nước tốt. Cho giá thể đã trộn vào ½ chậu sau đó từ từ cho cầy vào giữa. Sau khi cố định vị trí cho cây ta tiếp tục cho phần giá thể còn lại lắp hết gốc. Lưu ý không nén chặt giá thể sau khi trồng.
Cây rễ trần mới trồng các bạn nên ươm vào bầu ươm kích thước 23×18 hoặc 21×17 tiện việc che nắng, di chuyển cây khi cần thiết. Sau 1,5 – 2 tháng cây ổn định các bạn có thể trồng ra đất hoặc sang chậu to…
Nếu trồng thẳng ra đất các bạn nên đào hố sâu, rộng, đảm bảo đất trồng tơi xốp, không bị úng nước. Nếu trồng thẳng ra đất các bạn nên đào hố sâu, rộng, đảm bảo đất trồng tơi xốp, không bị úng nước.
Bước 6: Tưới cây
Sau khi cố định cây trồng ta tưới cho cây dung dịch kích rễ. Pha 1ml dung dịch kích rễ với 1 lít nước. Tưới 7 ngày 1 lần trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi trồng. Lúc này cây đang còn rất yếu tuyệt đối không bón phân vô cơ cho cây.
Cách chăm sóc cây hoa hồng trồng rễ trần
Sau khi trồng xong cây hoa hồng rễ trần ta cần phải chăm sóc cho cây thật tỉ mỉ. Những yếu tố cần thiết như ánh sáng, độ ẩm hay dinh dưỡng cho cây nên được đảm bảo để cây sinh trưởng tốt. Ngoài ra ta cần lưu ý một số vấn đề như cắt tỉa cành, phòng ngừa sâu bệnh để cây phát triển tối ưu.
Chiếu sáng phù hợp
Cây hoa hồng là dòng cây ưa ánh nắng mặt trời. Đối với cây trưởng thành thời gian chiếu sáng không được thấp hơn 6 tiếng một ngày. Nhưng đối với hoa hồng rễ trần khi mới trồng không nên tiếp xúc với ánh sáng.
Nên đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và thoáng khí. Khi nào cây phát triển tương đối (từ 2 – 3) có thể di chuyển chậu cây ra để hứng nắng. Tuy nhiên tránh tình trạng nắng quá gay gắt có thể gây chết cây.
Tưới nước cho cây
Tưới nước vào mỗi buổi sáng cho cây. Lượng nước không nên quá nhiều chỉ vừa ẩm đất là tốt. Không tưới nước vào buổi chiều và không tưới trực tiếp trên lá cây. Đây là thời điểm không khí xung quanh ẩm ướt, tưới nước vào thời điểm này sẽ tạo môi trường phát triển sâu bệnh hại.
Sử dụng đèn LED quang hợp cho cây
Đối với những mô hình trồng hoa trong nhà thường khó mà cho cây nhận đủ ánh sáng. Việc sử dụng đèn LED quang hợp cho cây là hết sức cần thiết. Đèn LED bước sóng hoa hồng chúng tôi là sản phẩm chuyên dành cho các dòng hoa hồng.
Với bước sóng được nghiên cứu và phát triển riêng cho hoa hồng. chúng tôi cam kết sản phẩm sẽ giúp cây sinh trưởng tốt kể cả trong điều kiện thiếu sáng. Đối với cây con vẫn có thể sử dụng đèn LED trồng cây chúng tôi. Nhiệt lượng tỏa ra từ đèn tương đối thấp sẽ không gây cháy cây con.
Phòng trừ sâu bệnh
Hoa hồng ưa độ ẩm nên thường dẫn đến tình trạng bị sâu bệnh gây hại. Ta nên thường xuyên quan sát tình trạng cây. Nên cắt bỏ lá, cành hoặc hoa có dấu hiệu nhiễm bệnh để không lây lan sang các cành khỏe mạnh.
Mong rằng qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin hữu ích về hoa hồng rễ trần. Cách trồng hoa hồng rễ trần tương đối đơn giản nhưng tỷ lệ sống sót thường không cao. Bạn nhớ thực hiện theo đúng hướng dẫn của chúng tôi để cây trồng phát triển tốt nhé! chúng tôi chúc bạn thành công!