Cách trồng lan quế tím cũng không quá khác biệt so với cách ghép của chúng. Vẫn là những bước xử lý thân lan và xử lý giá thể và chậu trồng. Đây là một loại lan dễ sống nên việc trồng lan quế tím rất dễ. Dưới đây là những hướng dẫn tới từ chúng tôi nhé.
Các bước trồng lan quế tím
Để cho những người mới chơi, mới tìm hiểu biết cách trồng loại lan này thì dưới đây là những bước cơ bản. Tuy nhiên sẽ là tốt hơn nếu các bạn đọc qua cách trồng lan cho người mới chơi tại đây.
-
Chuẩn bị dụng cụ => Các dụng cụ cần thiết để trồng ghép đơn giản hơn, dễ hơn.
-
Xử lý giá thể, cây giống => Loại bỏ các chất gây hại, phần thừa của thân lan.
-
Trồng lan quế tím vào chậu.
-
Chăm sóc, tưới nước, bón phân
Sau khi đã nắm rõ từng bước thì chúng ta tiến hành bắt đầu các bước trồng lan quế tím vào chậu.
Dụng cụ trồng lan quế tím
Dưới đây là những dụng cụ mà bạn cần phải chuẩn bị trước khi trồng.
-
Dụng cụ cắt như kéo hoặc dao.
-
Lan quế tím giống hoặc cây đã ra dễ, mầm hoặc mắt.
-
Giá thể trồng dớn, gỗ thông, vỏ dừa, than củi…
-
Chậu trồng bằng đất nung hoặc nhựa.
-
Dung dịch sát khuẩn, B1, Atonik
Những dụng cụ cần thiết khi muốn trồng lan quế tím vào chậu.
Xử lý giá thể trồng
Tùy từng loại giá thể mà cách xử lý chúng khác nhau. Mục đích loại bỏ các chất không cần thiết trong giá thể và loại bỏ côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn gây hại.
Ngâm giá thể với nước
Ngâm nước qua đối với các loại giá thể như than, xơ dừa, vỏ thông. Ngâm nước để chúng loại bỏ các hoạt tính, axit không cần thiết (than củi) và để ngậm no nước. Các loại xơ dừa, vỏ thông loại bỏ phần nào các chất khác
-
Than củi ngâm cho tới khi than chìm xuống là được.
-
Xơ dừa, vỏ thông ngâm khoảng 1-2h.
Băm giá thể theo kích thước của thân và mầm lan. Riêng vỏ thông mài mòn góc cạnh để tránh gây ra vết thương, gãy thân lan.
Ngâm giá thể với nước vôi trong
Ngâm với nước vôi trong với xơ dừa, vỏ thông nhằm giảm bớt lượng Tanin và Lignin trong xơ dừa hoặc những chất khác trên vỏ thông. Nếu trồng với vỏ thông thì yên tâm ít khi bị nấm hơn bởi trong chúng có chất nhựa resin sát khuẩn tốt.
Rửa lại với nước sạch
Nên rửa lại bằng nước sạch sau khi ngâm với nước vôi trong. Sau đó phơi khô là có thể bắt đầu cách trồng lan quế tím được. Tuy nhiên nếu cẩn thận có thể phun lại 1 lần dung dịch Benkona hoặc Physan 20 sát khuẩn lại.
Loại bỏ giá thể cũ
Đối với giá thể cũ thì chúng ta nên nghĩ tới cách loại bỏ hoàn toàn. Không nên giữ lại khi thay mới hoặc trồng sang chậu khác. Bởi giá thể cũ đã có những nấm, mốc hoặc các mầm bệnh. Loại bỏ hoàn toàn là điều tốt nhất.
Loại bỏ giá thể cũ nếu muốn thay chậu trồng lan mới.
Chặt nhỏ giá thể
Xơ dừa và vỏ thônng cần chặt nhỏ đẻ dễ trồng lan quế tím hơn. Kích thước chặt có thể dạng vuông 0,5×0,5cm hoặc 1x2cm tuỳ theo kích thước của thân lan, cây lan giống. Chúng giúp tạo sự thông thoáng và là điểm bám dễ hơn cho thân lan phát triển.
Xử lý chậu trồng lan quế tím
Cách trồng lan quế tím vào chậu thì việc xử lý chậu trồng lan khá quan trọng. Chúng loại bỏ các nấm mốc, côn trùng gây hại còn ở trên chậu. Đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể.
-
Rửa sạch chậu trồng lan với nước sau đó để khô là có thể trồng được. Hoặc nếu không để khô có thể ngâm cho chúng ngậm no nước để cung cấp thêm độ ẩm cho lan.
-
Phun dung dịch sát khuẩn Benkona hoặc Physan 20 để loại bỏ.
Xử lý chậu trồng lan cẩn thận. Ngâm nước đối với chậu đất nung còn chậu nhựa có thể trồng được luôn.
Xử lý thân mầm lan quế
Dù là trồng lan quế tím giống hoặc thay đổi giá thể, chậu trồng thì đều cần xử lý cơ bản qua. Nhằm đảm bảo thân, mầm lan luôn trong trạng thái tốt để sinh trưởng và phát triển.
-
Loại bỏ các lá và rễ bị thối, bị vàng. Nên cắt bỏ hoàn toàn nếu xuất hiện thối nhũn. Còn nếu vàng lá cắt bỏ phần lá vàng.
-
Rễ già hoặc bị gãy nên cắt bỏ. Sau đó bôi vôi vào để tránh mất nước hoặc nhiễm khuẩn.
-
Ngâm với dung dịch kích thích rễ B1 và Atonik khoảng 15-20 phút để bước sau trồng.
Xử lý thân, mầm, rễ lan quế tím khi muốn biết kỹ thuật trồng lan quế tím
Cách trồng lan quế tím vào chậu
Cách trồng không khó nhưng cần tuân thủ những bước dưới đây để chúng có thể sinh trưởng phát triển tốt. Gần là có thể ra rễ, nảy mầm. Xa hơn là ra hoa đúng dịp.
Lót miếng xốp bên dưới
Miếng xốp nhỏ kích thước vuông được lót dưới cùng của chậu. Việc này chính là để tránh tình trạng ngập úng nước ở dưới chậu khi tưới quá nhiều. Chúng sẽ tạo nên một khoảng cách giữa rễ lan và dưới đáy chậu.
Lót thêm miếng xốp khi tìm cách trồng lan quế tím vào chậu. Chúng sẽ giúp lan ít khi bị úng nước.
Hơn nữa miếng xốp này cũng là điểm bám khá tốt khi ta muốn một thanh trụ để tạo điểm bám cho thân lan. Tránh hiện tượng gió to hoặc vận chuyển khiến thân, rễ bị lung lay.
Đặt cây vào chậu
Tiếp theo chúng ta tiến hành đặt lan quế tím vào giữa chậu trồng. Vị trí này để giúp có thể buộc cố định thân lan vào cột trụ trống dễ hơn. Ngoài ra vị trí giữa cũng tăng thêm tính thẩm mỹ cho giò lan. Giúp chúng cân bằng nếu sau này phát triển lớn hơn. Tất nhiên theo sở thích thì các bạn cũng có thể trồng lan quế tím sang vị trí 2 bên.
Bổ xung giá thể
Tiến hành xếp giá thể lấp đầy chậu trồng lan. Chúng ta không nên nén chặt giá thể để tạo sự thông thoáng cho giò lan. Khi xếp giá thể vào chậu trồng nên dừng trước miệng chậu khoảng 1cm sẽ tốt hơn là để chúng cao lên tràn ra.
Bổ xung thêm giá thể hoặc mix các loại giá thể với nhau.
Có thể kết hợp, mix các loại giá thể với nhau. Ví dụ sử dụng xơ dừa, vỏ thông hoặc than củi cùng 1 giá thể. Hoặc sử dụng riêng từng loại tuỳ sở thích hoặc điều kiện.
Cố định thân lan
Nhớ cột trụ đã cắm từ trước hay không? Chúng ta dùng dây buộc chúng với cột này. Có thể dùng thanh nhôm hoặc đồng để làm cột trụ. Còn dây buộc thì nên sử dụng dây nhựa hoặc ni lông là tốt nhất. Không nên dùng dây sắt có thể khiến thân lan bị xước, gãy gây nhiễm trùng.
Cách trồng lan quế tím vào chậu với than củi. Hình minh hoạ.
Chăm sóc lan quế tím sau khi trồng
Mới trồng thì hệ thống thân, rễ, lá của cây còn khá yếu. Chúng ta nên để chúng vào vị trí mát mẻ từ 1-3 ngày để cây ổn định. Tránh nước mưa rơi vào hoặc nơi gió nhiều có thể khiến chậu, thân lan bị lung lay. Sau đó có thể tưới đẫm nước để giải toả cơn khát cho thân lan.
Tưới nước cho cây dạng phun sương ngày 1-2 lần tuỳ thời tiết. Nếu nắng nhiều hoặc nơi thoáng gió có thể khiến nhanh mất nước hơn. Tưới vào 2 buổi sáng chiều là tốt nhất. Hạn chế tưới buổi đêm. Vào mùa khô có thể tăng lên 5-7 lần hoặc hơn.
Bổ xung nước tưới và chế độ ánh sáng phù hợp. Nên bón phân sau 2 tháng khi rễ đã ra ổn định.
Phun dung dịch B1 và thuốc kích rễ Atonik từ 5-7 ngày một lần. Lặp lại quá trình này cho tới khi cây ra rễ mạnh và phát triển bình thường.
Sau khoảng 2 tháng khi rễ ổn định thì chúng ta tiến hành bón phân cho lan. Sử dụng các loại phân tan chậm chuyên dụng có thể sử dụng được từ 3-4 tháng. Sau thời gian này có thể bổ xung thêm phân khác.
Với những chia sẻ hy vọng các bác đã biết cách trồng lan quế tím vào chậu. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào trong việc trồng lan quế tím có thể liên hệ ngay chúng tôi để được trợ giúp nhé.