Hiện nay, nói đến rau, chúng ta nghe đến nhiều cái tên như: rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ…. Phần lớn người tiêu dùng định nghĩa chung là “rau sạch”. Tuy nhiên, tên gọi và phẩm chất của các loại rau này không giống nhau mà phân biệt bởi: cách trồng, tiêu chuẩn, mẫu mã, v.v. Vậy hãy cùng tìm hiểu rau sạch là gì qua bài viết này nhé
Rau sạch là gì?
Rau sạch là loại rau được sản xuất không sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh.
Rau chỉ được coi là sạch nếu người sản xuất tuân thủ các biện pháp kỹ thuật sau:
- Chọn đất: Vùng đất trồng rau sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen…), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý).
- Giảm lượng phân đạm bón cho các loại rau xanh vì phân đạm chứa nitrat. Khi ăn vào, nitrat sẽ chuyển thành nitrit, chúng kết hợp với các amin tạo nên các nitro amin gây bệnh, làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến các hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u, nhất là các em gái rất dễ bị ngộ độc với nitrat. Lượng nitrat trong rau phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật canh tác. Bón càng nhiều phân hóa học thì lượng nitrat càng lớn. Bón các loại phân đạm có chứa nitrat thì lượng nitrat cao hơn bón các loại phân urê, sulfat đạm. Bón lót sớm, đúng lúc thì lượng nitrat thấp, bón muộn quá trước khi thu hoạch thì lượng nitrat trong rau cao. Bón phân hóa học đúng quy định, kết hợp với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp làm giảm nitrat trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại.
- Rau sạch là rau không tưới rau bằng phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các loại nước đã bị nhiễm bẩn.
- Rau sạch không phun thuốc trừ sâu, vì thuốc trừ sâu có chứa nhiều gốc hóa học như DDT, 666, thủy ngân… gây độc hại cho cơ thể. Phun thuốc trừ sâu bừa bãi làm độc tố tồn dư trong đất cao và nguy hại hơn nữa là chúng hòa tan vào các nguồn nước sinh hoạt cho người sử dụng. Hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ hoai, mục, phân vi sinh tổng hợp, ứng dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và với rau nói riêng đang được khuyến khích. Với thuốc trừ sâu, không nên mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Không nên thu hoạch ngay sau khi bón phân, hoặc nhất là khi mới phun thuốc trừ sâu. Mỗi loại thuốc đều có thời gian phân giải, phân hủy an toàn khác nhau, cho nên thời gian thu hoạch cũng khác nhau. Tuyệt đối không được thu hoạch rau ngay sau khi phun thuốc trừ sâu. Phải bảo đảm đủ thời gian phân hủy sau khi phun, tưới mới được thu hoạch và mang bán.
Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Điều này không chỉ đúng với các loại rau muống, ngót, cải mà còn thấy cả ở cải bắp. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng. Củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá “cũ kỹ”. Các loại rau cải thường vẫn có những cái lỗ do sâu gây ra.
Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất độc, giết chết được sâu bọ nên cũng là chất độc đối với con người.
Để phòng ngừa phải từ 2 phía: Người tiêu dùng cần mua rau quả tại các quầy bán rau sạch được cấp phép, khi mua rau quả về nhất thiết phải ngâm rửa trong chậu đủ nước hoặc dưới vòi nước để rửa sạch trước khi nấu hoặc gọt bỏ vỏ trước khi ăn.
Phân biệt rau sạch và rau hữu cơ
Rau sạch
Rau sạch thực chất là rau an toàn, nhưng quy trình kỹ thuật trồng trọt phải đáp ứng một số tiêu chí như: Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích … Hạn chế tối đa nhiều độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, mọt. kim loại và vi sinh vật gây bệnh.
Rau hữu cơ
Rau hữu cơ là loại rau được trồng theo các điều kiện gần như tự nhiên:
- Rau không được sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích nảy mầm, kích thích sinh trưởng.
- Không chất diệt cỏ, không GMO, không chất bảo quản.
- Người trồng rau hữu cơ phải được đào tạo về cách trồng, chăm sóc và bảo quản rau đúng cách.
- Đất và nguồn nước tưới rau không được ô nhiễm kim loại nặng, tuyệt đối không bị ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt chưa qua xử lý.
- Để chống lại sự ảnh hưởng của sâu bệnh, rau hữu cơ phải dựa vào quy luật của tự nhiên, giống phải khỏe, có sức đề kháng tốt.
Cụ thể, đất trồng trọt phải đảm bảo không sử dụng chất cấm ít nhất 3 năm trước khi thu hoạch; độ phì nhiêu của đất và chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua làm đất, xới đất, luân canh, xen canh, bón phân hữu cơ cho vật nuôi và cây trồng khác, tổng hợp. vật liệu trong danh mục cho phép; Sử dụng các biện pháp vật lý, cơ học, sinh học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng và chỉ sử dụng các chất sinh học, thảo mộc hoặc tổng hợp trong danh mục cho phép nếu các biện pháp trên không đủ mạnh; chỉ sử dụng hạt giống hữu cơ; nghiêm cấm việc sử dụng các thành phần biến đổi gen, bức xạ và bùn thải.
Các loại rau bẩn tồn dư nhiều hóa chất:
- Rau cải (cải thìa): Loại rau cải có đặc điểm này thường được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
- Rau muống: Người dân nên chọn những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn. Ngoài ra, rau không chứa hóa chất sẽ có vệt nhựa loãng ngắt cuống.
- Giá đỗ: Đặc điểm trên chứng tỏ khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh.
- Các loại đậu(đậu que, đậu bún..): Bề ngoài quả đậu bóng, ít lông tơ là do người trồng đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly. Vì vậy, bạn nên chọn đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn hay quá nhỏ.
Hiện nay, có khá nhiều tiêu chuẩn quản lý phương pháp canh tác và chất lượng sản phẩm. Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng để chứng nhận rau như: Viet GAP, Global GAP, PGS, USDA Organic, IFOAM, v.v. Nói chung, các tiêu chuẩn này nhằm mục đích tạo ra một quy trình quản lý để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng và an toàn. Chúng tôi mời bạn tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng
Với những thông tin trên, có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa các loại rau. Thứ tự an toàn từ thấp đến cao là: rau an toàn, rau sạch, rau hữu cơ. Trong trồng rau an toàn, rau sạch bình thường vẫn có thể sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhưng theo danh mục cho phép và trong giới hạn nhất định, rau sạch sẽ hạn chế hàm lượng chất độc hại, lượng tồn dư thấp hơn tiêu chuẩn an toàn. rau quả. Rau hữu cơ được trồng theo tiêu chuẩn và điều kiện hoàn toàn tự nhiên là an toàn nhất.