NPK là loại phân được các chuyên gia khuyên dùng cho hoa lan. Nó có nhiều loại khác nhau và tùy vào mỗi loại, dựa theo cách sử dụng, liều lượng, thời điểm bón cho cây có sự khác nhau của từng người. Để nắm rõ cách bón NPK cho hoa lan thì các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé theo dõi bài viết sau đây nhé!
Đặc điểm chung của hoa lan
- Lan là loài hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ôn hòa và không khí thoáng mát.
- Là cây rất cần ánh sáng, nhưng yêu cầu ánh sáng tán xạ nên cần phải làm giàn che nắng để tạo đủ sáng tán xạ, không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng.
- Lan là cây có yêu cầu dinh dưỡng khá cao nhưng chỉ chịu được nồng độ thấp do đó cần dinh dưỡng dễ tiêu và bón với lượng vừa phải, phân NPK là loại phân được mọi người tin chọn, cách bón NPK cho hoa lan thì ở phần sau chúng tôi sẽ nói rõ hơn.
- Các loài lan phổ biến hiện nay ở nước ta là: Cattleya, Dendrobium, Vanda , Vũ nữ (Oncidium), Mokara,…
Các loại phân bón NPK cho hoa lan
Dù là hoa phong lan hay bất kỳ loại cây trồng hoặc cây cảnh nào khác muốn phát triển được thì đều cần đến phân bón, và phân bón thường dùng để bón cho lan là phân NPK. NPK là loại phân chứa đủ các chất để cây phát triển, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu để ra hoa đẹp hơn.
Phân NPK chứa 3 chất hóa học là Nitơ, Photpho và Kali. Hiện nay, thị trường đã cho ra rất nhiều loại phân bón khác nhau từ nhiều công ty khác nhau, tuy nhiên không phải loại nào cũng thích hợp sử dụng để bón cho lan, theo nhiều người trồng lan lâu năm thì nên sử dụng NPK để bón cho lan.
Phân bón lá NPK 30:10:10
Cách bón NPK cho hoa lan rất đơn giản nhưng trước tiên chúng ta cần quan tâm đến hàm lượng để bón sao cho cây phát triển tốt nhất.
Các bạn nên chọn loại phân bón NPK 30:10:10 đây là loại phân bao gồm 30% đạm (Nito), 10% lân (photpho) và 10% Kali. Sử dụng loại phân này giúp cây lan tăng trưởng mạnh mẽ hơn và ra hoa rất đẹp mắt.
Theo các chuyên gia thì để phân NPK 30:10:10 phát huy được công dụng tốt nhất thì nên bón ở giai đoạn cây còn non, chồi con mới được tách ra. Theo đó, nó sẽ giúp cây kích thích được việc ra rễ, nảy mầm chồi mới, ra lá và phát triển thân vững chắc hơn.
Phân NPK 10:30:10
Phân NPK 10:30:10 với tỷ lệ 10% đạm(Nito), 10% kali, 30% lân gi (Photpho) là loại phân chứa nhiều hàm lượng photpho giúp thúc đẩy quá trình hình thành hoa lan.
Cách bón NPK cho hoa lan mà dùng loại phân 10:30:10 cũng khá đơn giản. Thời điểm thích hợp nhất để sử dụng phân NPK 10:30:10 là lúc cây đã tăng trưởng và đang phát triển, nó sẽ giúp kích thích được việc cây ra hoa, chăm nở hoa, hoa nở đều và nhiều bông.
Phân NPK 10:10:30
Đặc điểm của phân NPK 10:10:30 là trong phân thành phần kali nhiều, giúp cho hoa có màu sắc đẹp và lâu bị tàn. Vậy nên bạn hãy sử dụng loại phân này ở thời điểm cây bắt đầu đầu hoa, nên bón loại phân này ở gần dịp Tết thì bạn sẽ có những bông hoa đẹp rực rỡ.
Không những thế khi chúng ta bón loại phân này thì cây lan sẽ tươi và xanh hơn rất nhiều.
Phân NPK 6:30:30
Phân NPK 6:30:30 là loại phân có hàm lượng lân và kali tương đối cao, đồng thời thành phần dinh dưỡng của nó cũng vừa đủ, trung vi lượng cân đối, từ đó thúc đẩy việc tăng trưởng và phát triển của cây lan tốt hơn.
Ngoài ra, khi sử dụng NPK 6:30:30 sẽ kích thích việc ra hoa, giữ hoa lâu tàn, hạn chế được một số tác hại của sâu bệnh do ngập úng, hạn hán hay sương muối vào ban đêm.
Không chỉ có bốn loại phân NPK với thành phần tỷ lệ kể trên, hiện nay thị trường có có nhiều loại phân với hỗn hợp N, P, K theo tỷ lệ khác nhau mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn.
Điều quan trọng cần phải ghi nhớ đó là phải đảm bảo nguyên tắc bón nhiều đạm ở giai đoạn cây tăng trường, bổ sung nhiều lân để kích thích cây ra hoa đúng thời điểm, giúp phát hoa dài và nở hoa số lượng nhiều và đẹp hơn.
Ở thời điểm cây đã ra hoa thì bạn nên bón phân có tỷ lệ kali cao để hoa nở đẹp và giữ hoa tươi được lâu hơn ở những dịp như Tết nguyên đán. Tất nhiên, bên cạnh việc bón phân cho cây thì còn rất nhiều yếu tố khác mà bạn cần lưu ý khi trồng lan như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thuốc trừ sâu, cách chăm sóc…
Chỉ cần không đáp ứng được một trong những số những tiêu chí này thì cây có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và một trong những hậu quả thường gặp là cây không ra hoa hoặc chậm phát triển. Do vậy nếu muốn nắm được chi tiết những tiêu chí này thì hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đầy đủ hơn bạn nhé!
Cách bón NPK cho hoa lan
Cách bón NPK cho lan con sau cấy mô
Sau khi chọn loại phân thích hợp thì bước tiếp theo trong cách bón NPK cho hoa lan như sau. Chúng ta lấy lan từ giá thể, 4 đến 5 cây lan con cần được bó làm một bằng xơ dừa hoặc dớn. Tưới nước sạnh để giữ đủ ẩm cho cây con.
Giai đoạn này cây lan cần tăng trưởng thân, lá và bộ rễ do đó cần dùng phân bón lá cao cấp 15-30-15 tưới xen kẽ với NPK 30-10-10. Cứ 3 đến 4 lần tưới 30-10-10 thì tưới 1 lần bằng 15-30-15.
Cách tưới hòa 1 đến 2 gam phân này trong 4 lít nước tưới định kỳ từ 2 đến 4 ngày/lần, tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Sau 3 đến 4 tháng, lan con đã thành lan nhỡ cần tách riêng từng cây để trồng vào chậu với giá thể xơ dừa hoặc than củi. Vì lúc này cây cần nhiều chất dinh dưỡng nên không thể trồng trong 1 chậu với mật độ cây quá nhiều được.
Cách bón NPK cho lan trong giai đoạn cây ra vườn đến trưởng thành
Tưới thúc định kỳ bằng cách hòa từ 1 đến 2 gam phân NPK 30-10-10 trong 4 đến 5 lít nước, tưới định kỳ 4 đến 5 ngày/lần. Cứ 3 đến 4 lần tưới bằng phân NPK – 30-10-10 cần tưới 1 lần bằng NPK – 20-20-20 nhằm giúp lan tăng trưởng thân, lá và nảy chồi nhiều.
Trên đây là cách bón NPK cho cây lan con và nhỡ, tiếp theo là cách bón NPK cho hoa lan trưởng thành.
Cách bón NPK cho lan trưởng thành
Lan đã trưởng thành cần dùng phân NPK 10- 30 -10, NPK 15-30-15, NPK20-20-20 với tuỳ theo từng thời kỳ phát triển của cây. Nồng độ pha với tất cả các loại phân này từ 5 đến 10 gam/4 lít nước để phun lên cả thân lá và rễ.
- Sau khi hoa tàn: dùng phân bón NPK 30-10-10 nhằm thúc đẩy cây tăng trưởng thân lá tốt.
- Trước khi ra hoa: dùng NPK 15-30-15 hoặc NPK 10-52-17 nhằm kích thích cây ra hoa, hoa to và đẹp.
- Khi hoa đã nở: tưới bằng phân NPK 20-20-20 nhằm dưỡng cho hoa tươi, lâu tàn và màu sắc của hoa rực rỡ.
Ngoài phân tinh khiết ra thì chúng ta có thể dùng bánh dầu ngâm nước pha loãng để tưới cho lan.
Ngâm 100 gam bánh dầu trong 2,5 lít nước, để cho hết mùi thối. Dùng 1,5 lít nước ngâm bánh dầu này pha với 4 lít nước sạch, dùng tưới định kỳ từ 10 đến 15 ngày/lần. Khi tưới phân bánh dầu thì chúng ta cần ngưng tưới NPK, vì như thế sẽ thừa chất.
Những cách bón NPK cho hoa lan trên đây thật bổ ích đúng không nào. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết này mang lại, bạn sẽ có thể tự tay chăm sóc cũng như vun trồng cho mình những giò phong lan thật đẹp nhé. Chúc bạn thành công!